Liên hệ với chúng tôi

Tin Tức

Giải Mã Độ Hot Ford Ranger Tại Việt Nam Nhiều Năm Qua

Kể từ khi ra mắt cho đến nay, Ford Ranger luôn giữ vững ngôi vị “vua bán tải” và được rất nhiều khách hàng Việt yêu thích. Vậy sức hút thực sự của Ford Ranger đến từ đâu?

Nhắc đến xe bán tải, có lẽ ai cũng phải công nhận sự tiện lợi và đa dụng mà dòng xe này mang lại, đi kèm với đó còn là hiệu năng vận hành mạnh mẽ, linh hoạt trên mọi địa hình cùng khả năng chuyên chở nhiều hàng hóa. Đó là một lý do rất lớn góp phần tạo nên xu hướng của khách hàng dành cho những mẫu xe bán tải hiện nay.

Lần đầu ra mắt thị trường Việt vào năm 2011, Ford Ranger đã trải qua 3 lần nâng cấp toàn diện với phong cách thiết kế thời thượng, bắt kịp xu hướng của ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Trong 10 năm qua, Ford Ranger luôn nằm trong top 10 xe ăn khách nhất tại Việt Nam, trở thành mẫu xe bán tải duy nhất góp mặt trong danh sách này. Riêng trong tháng 3/2021, Ford Ranger đã giành được vị trí xe bán chạy nhất mọi phân khúc tại thị trường Việt, với doanh số 2.171 chiếc. Vậy yếu tố nào đã giúp Ford Ranger đạt được những thành tích ấn tượng, vượt qua mọi đối thủ cùng phân khúc?

Tính đa dụng

Trước hết, tính đa dụng của Ford Ranger thể hiện ở khả năng vận hành linh hoạt trên mọi địa hình, phục vụ nhu cầu di chuyển của người dùng trong đô thị, đường cao tốc cũng như đường đồi. Với khoảng sáng gầm xe 200 mm và khả năng lội nước sâu 800 mm, người lái hoàn toàn có thể yên tâm với khả năng vượt địa hình đầy mạnh mẽ của Ranger ở các cung đường gồ ghề hay ngập nước sâu.

Thùng hàng ở phía sau của Ford Ranger đảm bảo khả năng chuyên chở nhiều hàng hóa cồng kềnh, phù hợp với cả nhu cầu di chuyển trong phố hàng ngày hay các chuyến du lịch, dã ngoại.

Thiết kế trẻ trung và mạnh mẽ

Mặc dù đã trải qua nhiều lần nâng cấp toàn diện, nhưng nhìn chung các thế hệ Ford Ranger đều sở hữu một diện mạo đặc trưng với phong cách thiết kế mạnh mẽ và nam tính. Dáng xe cứng cáp và vững chãi với các đường nét liền lạc, dứt khoát.

Đầu xe nổi bật với bộ lưới tản nhiệt kiểu thanh ngang, cụm đèn pha tạo hình vuông vức tích hợp dải đèn chiếu sáng ban ngày hiện đại, cản trước thiết kế khỏe khoắn. Ở bên hông là đường gân dập nổi mạnh mẽ trên cánh cửa, vòm bánh xe cơ bắp kết hợp bộ mâm hợp kim thể thao đem lại cảm giác nam tính và tràn đầy năng lượng. Cụm đèn hậu ở đuôi xe Ford Ranger vẫn luôn sở hữu cấu trúc đèn xếp tầng vuông vức.

Dù là một mẫu xe bán tải, nhưng khoang nội thất của Ford Ranger luôn mang đến những trải nghiệm thoải mái với không gian rộng rãi như trên các dòng xe SUV thông thường. Đồng bộ với phong cách thiết kế của ngoại thất, các chi tiết bên trong khoang cabin đều hướng đến một vẻ đẹp thể thao và nam tính nhất. Không chỉ vậy, trải nghiệm sử dụng trên một chiếc xe bán tải đa dụng như Ford Ranger còn được tăng cường hơn nữa với loạt trang bị tiện nghi tiên tiến, điển hình như màn hình thông tin giải trí tương thích Apple CarPlay/Android Auto, hệ thống điều hòa không khí tự động 2 vùng, chìa khóa thông minh,…

Khả năng vận hành ưu việt

Giống như các thế hệ trước, Ford Ranger 2021 cung cấp 3 tùy chọn cấu hình động cơ, bao gồm: động cơ Bi-Turbo 2.0L (210 mã lực/500 Nm), động cơ Turbo 2.0L (177 mã lực/420 Nm) và động cơ TDCi Turbo 2.2L (158 mã lực/385 Nm). Dù là tùy chọn động cơ nào đi nữa, Ford Ranger vẫn cho sức mạnh, momen xoắn và khả năng tiết kiệm nhiên liệu rất ấn tượng.

Bên cạnh đó, dù chỉ là một mẫu xe bán tải, nhưng Ford Ranger thế hệ mới lại được trang bị công nghệ lái hiện đại nhất của hãng xe Mỹ. Hệ thống trợ lực lái điện tử EPAS mang lại cảm giác lái nhẹ nhàng và chính xác trên mọi điều kiện đường xá. Vô-lăng nhẹ và nhạy khi chạy trong phố, nhưng lại trở nên chắc chắn và dễ kiểm soát khi di chuyển trên cao tốc. Ngoài ra, để đảm bảo khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho chiếc xe, nên người lái có thể tùy ý bật/tắt hệ thống trợ lực lái điện tử này khi cần thiết.

Sở hữu nhiều tính năng an toàn tiên tiến

Ford Ranger trải qua nhiều lần nâng cấp đã nhận được nhiều tính năng trang bị ưu việt, thậm chí là còn vượt trội hơn nhiều mẫu xe cao cấp trên thị trường.

Đã từng có tiền lệ Ford Ranger sở hữu các tính năng an toàn thông minh mà không một ai kỳ vọng ở một chiếc xe bán tải, ví dụ như hệ thống phanh khẩn cấp tự động – một tính năng hỗ trợ phòng tránh va chạm bằng cách đưa ra các cảnh báo cho người lái và tự động đạp phanh khi cần thiết. Ngoài ra, Ford còn trang bị cho “đứa con cưng” của mình loạt công nghệ khác như: hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử EBD, hệ thống kiểm soát giảm thiểu lật xe, kiểm soát xe theo tải trọng, hệ thống cảm biến với camera lùi, cảnh báo chệch làn đường với hỗ trợ giữ làn đường, hỗ trợ khởi hành ngang dốc và hỗ trợ đổ đèo.

Tại Việt Nam, Ford Ranger 2021 đang được phân phối chính hãng với giá bán niêm yết từ 616 triệu đồng cho phiên bản XL 2.2L MT 4×4 và cao nhất là 925 triệu đồng cho bản WILDTRAK 2.0L AT 4×4.

Quang Hưng (Tuoitrethudo)

Quý khách hàng có thể quan tâm:

Đánh giá xe Ford Ranger WildTrak

Đánh giá xe Ford Ranger XLT

Tin Tức

Nguyễn Lý Hoạt Động Hệ Thống EBD

Ta biết rằng lực phanh lý tưởng được phân phối ở các bánh xe tỉ lệ với sự phân bố tải trọng tác dụng lên chúng. Phần lớn các xe có động cơ đặt ở phía trước, tải trọng tác dụng lên các bánh xe trước là lớn hơn. Đồng thời khi phanh,do lực quán tính nên tải trọng cũng được phân bố lại, càng tăng ở các bánh xe trước và giảm đi ở các bánh xe sau. Việc phân phối lực phanh này trước đây được thực hiện hoàn toàn bởi các van cơ khí như van điều hoà lực phanh, van bù tải, van giảm tốc… Một trường hợp nữa là khi xe quay vòng,tải trọng cũng tăng lên ở các bánh xe phía ngoài, còn phía trong giảm đi,nên lực phanh cũng cần phải phân phối lại, nhưng các van điều hòa lực phanh cơ khí không giải quyết được vấn đề này.

Chính vì hạn chế đó nên các van điều hòa lực phanh bằng cơ khí đã được thay thế bởi hệ thống phân phối lực phanh bằng điện tử (EBD). Việc phân phối lực phanh bằng điện tử này cho độ chính xác và hiệu quả cao hơn. Bằng cách tính toán tốc độ khác nhau giữa bánh trước và bánh sau. Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD sẽ điều chỉnh và cân bằng lực phanh giữa bánh trước và bánh sau để mang lại hiệu quả phanh tốt nhất.

Nguyên lý hoạt động phanh điện tử EBD

Hệ thống phanh điện tử EBD làm việc cũng dựa trên các tín hiệu vào của ABS như cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến giảm tốc,cảm biến gia tốc ngang,…và chức năng xử lý của ECU.Để nhận biết trường hợp phanh khẩn cấp, một cảm biến áp suất dầu xy lanh phanh chính được lắp thêm trong bộ chấp hành thủy lực. Cảm biến này nhận biết được trường hợp phanh gấp thông qua sự gia tăng áp suất dầu. Trên một vài kiểu xe của châu Âu, một cảm biến gia tốc được gắn trong bầu trợ lực chân không, đo gia tốc của cần đẩy xy lanh phanh chính để nhận biết trường hợp phanh gấp thay cho cảm biến áp suất dầu

EBD có vai trò không kém ABS trong việc trợ giúp quá trình phanh.Nó hoạt động hoàn toàn tự động và không cần tài xế kích hoạt. Giống như tên gọi, EBD phân bổ lực phanh tới các bánh để đảm bảo xe dừng một cách cân bằng nhất. Sự kết hợp giữa hai công nghệ ABS và EBD sẽ giúp quá trình phanh trở nên tối ưu hơn.

Với những xe không trang bị EBD, có những tình huống mà lực phanh lệch hẳn về một bên khiến xe bị lệch, thậm chí có thể gây trượt bánh. Nếu có EBD, máy tính trung tâm sẽ tự động tính toán và phân bổ lực phanh dựa theo thông số về tốc độ, tải trọng xe, độ bám đường.

Ngày nay, phanh điện tử EBD đã trở thành 1 công nghệ phổ biến trên xe hơi. Tuy nhiên,dòng thể thao đa dụng SUV mới là loại được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ này. Nguyên nhân là do SUV thường có gầm cao,trọng tải lớn nên rất dễ bị trượt bánh khi không có EBD. EBD chỉ có hai chế độ là Hold Mode và Dump Mode dành cho người sử dụng

 

Đọc tiếp

Tin Tức

Nguyên Lý Hoạt Động Hệ Thống Phanh ABS

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS – Anti-Lock Brake System là hệ thống an toàn trên xe ô tô được phát triển ban đầu từ những năm 1929. Ban đầu, hệ thống phanh ABS được trang bị trên máy bay. Sau đó, nhận thấy sự ứng dụng an toàn và quan trọng của ABS nên vào năm 1958, ABS bắt đầu được ứng dụng trên ôtô.

Hệ thống phanh ABS ngay lập tức đã phát huy tác dụng giảm thiểu đáng kể số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng của những vụ tai nạn này.Sau nhiều thử nghiệm khắc nghiệt thì cho đến nay, hệ thống phanh chống bó cứng đã trở nên hoàn thiện hơn và là một hệ thống an toàn không thể thiếu trên ô tô đời mới.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS

ABS hoạt động trên nền tảng nguyên lý khá cơ bản. Nguyên lý hoạt động của ABS là nhờ vào các cảm biến tốc độ trên từng bánh xe, gửi thông tin về cho ECU ABS và từ đó ECU ABS sẽ nắm bắt được vận tốc quay trên từng bánh xe và phát hiện ngay tức khắc khi bánh xe nào có hiện tượng bị “bó cứng” khi người lái đạp phanh đột ngột, dẫn tới hiện tượng bị trượt khỏi mặt đường.

Nếu xe không được trang bị ABS thì khi bánh xe rơi vào tình trạng bị trượt, tức độ bám đường giảm xuống thấp hơn mức cho phép của bánh xe, sẽ dẫn tới lực truyền cho bánh xe từ động cơ không giúp cho xe tiến lên mà ngược lại gây ra sự mất kiểm soát.

Khi xảy ra việc phanh đột ngột của tài xe, lúc này hệ thống phanh ABS – Anti-Lock Brake System sẽ thực hiện động tác ấn – nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 lần mỗi giây, thay vì tác động một lực cực mạnh trong 1 khoảng thời gian khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS.

Khi xe có ABS, máy tính của hệ thống sẽ dựa vào các thông số mà các cảm biến vận tốc và cả thao tác của người lái để đưa ra những áp lực phanh tối ưu nhất cho từng bánh, qua đó đảm bảo tính ổn định của xe và vẫn cho phép người lái kiểm soát được quỹ đạo của xe.

Cụ thể như sau: Nếu ECU nhận thấy có một hay nhiều bánh có tốc độ chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại. Lúc này, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (đây là quá trình nhả), giúp bánh xe không bị bó cứng. Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm.

Cấu tạo của hệ thống ABS – Anti-Lock Brake System

Hệ thống phanh ABS được cấu tạo bởi các bộ phận như: Cảm biến tốc độ, hệ thống thủy lực và van thủy lực, bơm thủy lực và hệ thống điều khiển.

Cảm biến tốc độ ABS: Giúp hệ thống ABS nhận biết được các bánh xe có bị rơi vào tình trạng “bó cứng” hay không. Cảm biến ABS này thường được đặt ở trên mỗi bánh xe hoặc ở bộ vi sai tùy theo trường hợp.

Van thủy lực của hệ thống ABS: Đây là van kiểm soát các má phanh ở mỗi bánh.

Có 3 vị trí của van thủy lực ABS cơ bản:

  • Vị trí 1 – Van mở: Áp lực phanh tương đương áp lực của người lái lên bàn đạp phanh được truyền trực tiếp đến bánh xe.
  • Vị trí 2 – Van khoá: Tăng áp lực phanh mà người lái đặt lên bàn đạp phanh lên bánh xe.
  • Vị trí 3 – Van nhả: Làm giảm áp lực phanh mà người lái đặt lên bàn đạp phanh lên bánh xe.

Bơm thuỷ lực của hệ thống phanh ABS: Có nhiệm vụ bơm và xả để thay đổi áp lực lên các bánh xe thông qua hệ thống van thuỷ lực.

Máy tính – hệ thống điều khiển phanh ABS: Có nhiệm vụ nhận dữ liệu và thông số từ các cảm biến tốc độ để tính toán và đưa ra các hiệu chỉnh về áp lực phanh tối ưu cho mỗi bánh.

Phân loại một số hệ thống phanh ABS

Phụ thuộc vào loại hệ thống phanh ma từng xe sử dụng và hệ thống ABS cũng có nhiều thiết kế khác nhau như vậy. Chúng ta có thể phân loại ABS ra dựa theo số lượng kênh, tương đương với số lượng van thuỷ lực được điều khiển độc lập và dựa theo số lượng cảm biến vận tốc :

Hệ thống phanh ABS loại 1: Bao gồm 4 kênh và 4 cảm biến vận tốc (Thông dụng hiện nay).

Đây là một thiết kế tối ưu nhất trên hệ thống phanh chống bó cứng ABS. Mỗi bánh đều được kiểm soát bởi 1 cảm biến tốc độ và áp lực của má phanh lên từng bánh cũng có thể được điều chỉnh độc lập qua từng van ở mỗi bánh.

Hệ thống phanh ABS loại 2: Bao gồm 3 kênh và 3 cảm biến vận tốc (Ít sử dụng).

Loại này thường được áp dụng trên các dòng xe dạng bán tải. Với kiểu bố trí này, 2 kênh và 2 cảm biến được phân bố đều ở cầu trước trên mỗi bánh, 2 bánh thuộc cầu sau có chung kênh và cảm biến vận tốc.

Hệ thống này cho phép tối ưu hóa kiểm soát và áp lực phanh trên 2 bánh trước. Ngược lại, sẽ có khả năng 1 trong 2 bánh sau bị bó cứng trong quá trình phanh, giảm thiểu quả của hệ thống ABS.

Nguồn tham khảo: oto.edu.vn

Đọc tiếp

Tin Tức

Nguyên Lý Hoạt Động Túi Khí Ô Tô

Để đảm báo tính an toàn cho người ngồi trên xe. Hệ thống túi khí đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của bất cứ chiếc ô tô nào. Chiếc túi khí chính là cứu tinh của tài xế khi không may tai nạn giao thông xảy ra.

Túi khí được sinh ra để giảm thiểu những chấn thương nghiêm trọng khi tai nạn xảy ra. Khi xảy ra va chạm, hệ thống này sẽ được kích hoạt, tấm đệm khí bung ra và bảo vệ tài xế khỏi những chấn thương do va đập vào xe ô tô. Tuy có nhiều người hoài nghi về độ an toàn của thiết bị này sau sự cố túi khí Takata nhưng đây vẫn là thiết bị quan trọng, cơ bản và cần được trang bị cho bất kì xe hơi nào trên thế giới.

Cấu tạo của túi khí ô tô

Cấu tạo túi khí ô tô gồm 3 bộ phận chính đó là: bộ cảm biến va đập, hệ thống bơm khí và túi khí.

Các dòng xe được trang bị các thiết bị cảm biến như: cảm biến gia tốc, cảm biến va chạm, cảm biến áp suất sườn, cảm biến áp suất phanh, con quay hồi chuyển và cảm biến áp suất trên ghế. Tất cả những cảm biến này được kết nối với bộ điều khiển của túi khí gọi là ACU. Bộ phận này đảm nhiệm nhiệm vụ ra lệnh cho túi khí bật ra khi cần thiết. Khi nhận được tín hiệu, ACU bắt đầu bơm đầy khí vào trong túi, khiến nó phồng lên.

Trước đây, người ta sử dụng hệ thống khí nén để bơm phồng túi khí nhưng nó đã không chứng minh được độ hiệu quả. Ngày nay, các kỹ sư đã thay thế nó bằng một “thiết bị phóng” hoạt động theo cơ chế làm việc của tên lửa đẩy.

Vật liệu được sử dụng để làm túi khí là một loại vải có độ co giãn cao, có thể xếp gọn và trang bị ở bất kì vị trí nào trong xe. Khi cần thiết, nó có thể bung ra, bảo vệ những vị trí quan trọng trên cơ thể tài xế và hành khách.

Nguyên lý hoạt động của túi khí ô tô

Túi khí hoạt động theo cách tên lửa đẩy hoạt động. Khi xảy ra va chạm, những tín hiệu từ hệ thống cảm biến được truyền đến bộ điều khiển túi khí chỉ huy bơm áp lực cao bơm đầy khí vào trong túi khí. Hệ hống trải qua 3 giai đoạn kể từ khi xảy ra va chạm đến lúc túi khí bung ra, toàn bộ diễn ra trong vòng vỏn vẹn 0,04 giây, nhanh hơn 5 lần tốc độ chớp mắt của con người.

Đầu tiên, những cảm biến trên xe sẽ đo lường những thông số như tốc độ và áp lực phanh, gia tốc… Nếu những chỉ số này vượt quá mức cho phép thì bộ điều khiển sẽ kích hoạt ngòi nổ đánh lửa trong bộ thổi.

Tiếp đến, ngòi nổ này sinh ra dòng điện cường độ từ 1A đến 3A, đốt cháy hỗn hợp bao gồm Natri và Kali Nitrat. Những chất này được đốt cháy tạo nên hàng loạt phản ứng hóa học, sinh ra khí Nito, Hidro và Oxy lấp đầy túi khí.

Cuối cùng, túi khí được bơm căng lên, trở thành một tấm đệm để bảo vệ cho người ngồi trên xe. Sau đó, khí ga trong túi thoát ra ngoài qua các lỗ nhỏ, khiến cho túi khí xẹp đi.

Được phát minh bởi Walter Linderer, được đưa vào ứng dụng lần đầu tiên vào năm 1941, được hoàn thiện bởi John W. Hetrick, túi khí đã trở thành một phát minh vĩ đại đối với nền công nghiệp oto, mang đến sự an toàn cho những người ngồi trên xe hơi.

Đọc tiếp
Được tài trợ

ĐÁNH GIÁ XE

Được tài trợ

BẢNG GIÁ XE

Bảng Giá Xe Ô Tô1 năm trước

Ford Everest WildTrak Sự Kết Hợp Liệu Có Hoàn Hảo

Ford Everest và WildTrak thế hệ mới vừa ra mắt thị trường Việt Nam giai đoạn cuối năm 2022. Đến...

Bảng Giá Xe Ô Tô1 năm trước

Soi Chi Tiết Ford Everest Sport AT 4×2 2023 – Phiên Bản Thể Thao

Trong bài viết này, Kênh Xe Việt xin gửi đến Quý khách hàng thông tin về phiên bản Ford Everest...

Bảng Giá Xe Ô Tô1 năm trước

Soi Chi Tiết Ford Everest Ambiente AT 4×2 – 7 Chỗ Giá Rẻ

Trong bài viết này, Kênh Xe Việt xin gửi đến Quý khách hàng thông tin phiên bản xe Ford Everest...

Bảng Giá Xe Ô Tô2 năm trước

5 Trang Bị Nổi Bật Ford Teritory 2022 Cạnh Tranh Tucson 2022, Toyota Cross 2022

Ford Territory 2022 được ra mắt thị trường Thái Lan tháng 08/2022. Mẫu xe mang đến một làn gió mới...

Bảng Giá Xe Ô Tô3 năm trước

[Bảng Giá Lăn Bánh] Ford Ranger XL 2021 Bán Tải Giá Rẻ

Giới thiệu về mẫu xe Ford Ranger XL 2021 Ford Ranger XL 4×4 2021 có duy nhất 1 phiên bản...

Bảng Giá Xe Ô Tô3 năm trước

[Đánh Giá Xe] Ford Ranger XLS AT Phiên Bản Lắp Ráp

Giới thiệu mẫu xe Ford Ranger XLS AT Ford Ranger được xem là một trong những thương hiệu xe bán...

Bảng Giá Xe Ô Tô3 năm trước

[Bảng Giá Lăn Bánh] Ford Ranger XLS AT – Quy Trình Mua Xe Trả Góp

Giới thiệu mẫu xe Ford Ranger XLS AT Xe sử dụng động cơ  Diesel 2.2L Turbo TDCi, trục cam kép,...

Bảng Giá Xe Ô Tô3 năm trước

[Bảng Giá Lăn Bánh] Ford Ranger XLS MT – Quy Trình Mua Xe Trả Góp

Giới thiệu mẫu xe Ford Ranger XLS MT Xe sử dụng động cơ  Diesel 2.2L Turbo TDCi, trục cam kép,...

Bảng Giá Xe Ô Tô3 năm trước

Ford Everest 2022 Bất Ngờ Lộ Nội Thất Ngang Xe Sang

Có vẻ Ford Everest thế hệ mới sẽ được trang bị 2 màn hình cỡ lớn nối liền ở khoang...

Bảng Giá Xe Ô Tô3 năm trước

[Bảng Giá Lăn Bánh] Ford Ranger Các Phiên Bản 2021

Giới thiệu về các mẫu bán tải Ford Ranger Ford Ranger là mẫu xe nằm trong phân khúc xe bán...

LUẬT GIAO THÔNG

Luật Giao Thông3 năm trước

Quyền lợi của chủ xe khi mua Bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô/xe máy?

Với nhiều người, việc mua bảo hiểm ô tô/xe máy bắt buộc chỉ đơn giản là để đối phó với...

Luật Giao Thông7 năm trước

Ô tô kinh doanh không đổi biển số vàng sẽ bị phạt tới 8 triệu VNĐ

Xe ô tô sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải nếu không đổi biển số nền vàng trước...

Luật Giao Thông7 năm trước

Từ 1/1/2022: Cá nhân vi phạm giao thông bị phạt đến 75 triệu đồng

Ngày 13/11/2020, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV chính thức thông qua Luật Xử lý vi phạm...

Luật Giao Thông7 năm trước

Lỗi vượt phải và những điều không phải ai cũng biết

Từ ngày 1/7/2020 vừa qua, Quy chuẩn 41/2019/BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của biển báo hiệu đường...

Luật Giao Thông7 năm trước

Từ 1/3: Áp dụng hàng loạt quy định mới về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tăng phí, không bồi thường với 8 trường hợp, bảo hiểm xe máy bắt...

Luật Giao Thông7 năm trước

Khách ngồi trên xe không thắt dây an toàn, lái xe có thể bị phạt đến 1 triệu đồng

Giống như việc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe hai bánh, người điều khiển...

Luật Giao Thông7 năm trước

Loại xe nào sắp được miễn kiểm tra khí thải?

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam từ ngày 15.2.2021, một số trường hợp xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong...

Luật Giao Thông7 năm trước

Phát hiện 5.877 lái xe vi phạm nồng độ cồn sau 10 ngày thực hiện cao điểm

Tại Hội nghị thông tin công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2020, diễn ra chiều...

Luật Giao Thông7 năm trước

Hàng nghìn ô tô “đời” 1999-2008 phải chịu mức kiểm soát khí thải mới từ 1/1/2021

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên...

NỔI BẬT