Liên hệ với chúng tôi

Tin Tức

5 Trang Bị An Toàn Trên Ford Ranger WildTrak Người Dùng Nên Tìm Hiểu

Ford Ranger Wildtrak được biết đến là phiên bản cao cấp nhất của dòng xe Ford Ranger tại Việt Nam. Với giá bán hơn 900 triệu một chút, mẫu xe được rất nhiều khách hàng ưa chuộng không chỉ với vẻ ngoài mạnh mẽ, nam tính. Mà bên trong đó còn là những trang bị an toàn hữu dụng và cần thiết cho người ngồi trên xe. Trong bài viết này, Kênh Xe Việt xin được chia sẻ với mọi người về 5 Trang bị an toàn trên xe Ford Ranger Wildtrak mọi người nên biết.

Hệ thống túi khí

Xe Ford Ranger WildTrak được trang bị 6 túi khí bao gồm: 2 túi khí trước, 2 túi khí rèm và 2 túi khí bên. Túi khí là một trang bị vô cùng hữu ích mà bất kể một chiếc xe nào cũng cần đến. Túi khí giúp bảo vệ người ngoài trên xe trước những va đập mạnh từ bên ngoài tác động vào bên trong xe.

Chất liệu tạo nên túi khí cho xe hơi là loại vải co giãn hoặc vật liệu có khả năng thu gọn trên xe. Và những chiếc túi này sẽ được bung ra khi cần thiết.

Khi xảy ra va chạm, túi khí gần như sẽ bung ra ngay lập tức với thời gian rất nhanh có thể tính bằng mili giây. Túi khi bung ra giúp bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể người.

Một hệ thống cảm biến sẽ được sử dụng để nhận biết những yếu tố tác động để bung túi khí. Sau khi xảy ra va chạm, thường kết cấu xe sẽ bị biến dạng, di chuyển và va đập vào nhau. Các cảm biến này sẽ được được lập trình cẩn thận để khi lực tác động đủ lớn thì mới bung ra.

Ký hiệu SRS tại những vị trí đặt túi khí trên xe dường như đã trở nên quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa. Đây là tên của loại thiết bị giảm va đập bổ sung, trang bị kết hợp với dây an toàn để giảm thiểu tối đa chấn thương cơ thể.

Sau khi va chạm xảy ra, dây an toàn giúp hãm dần vận tốc theo quán tính của người ngồi trong xe và do đó giảm lực tác động lên người họ. Túi khí SRS đồng thời giúp hạn chế khả năng va đập của vùng đầu với các vật thể khác trong xe và hấp thụ một phần lực ảnh hưởng tới người lái và hành khách.

Hệ thống này trải qua 3 giai đoạn chính kể từ khi xe gặp va chạm cho đến khi túi khí bung. Đầu tiên, hệ thống điều khiển chính (ACU) điều khiển các cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh,… để nhận biết mức độ ảnh hưởng. Khi con số này vượt quá giá trị quy định thì ngòi nổ trong bộ thổi mới đánh lửa.

Tiếp theo, ngòi nổ sản sinh dòng điện có cường độ từ 1A đến 3A trong vòng dưới 2 mili giây để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí để tạo ra lượng khí lớn trong thời gian ngắn. Cuối cùng, túi khí được bơm căng để giảm tác động lực người ngồi trên xe và ngay lập tức khí đó thoát ra ở các lỗ xả phía sau.

Không phải túi khí nào cũng sẽ bung khi ôtô xảy ra va chạm mà trong mỗi trường hợp nhất định, loại phù hợp mới được kích hoạt. Với mỗi loại túi khí bố trí ở các vị trí khác nhau lại có một quy chuẩn hoạt động riêng để đảm bảo cho người trên xe luôn ở trong điều kiện an toàn nhất.

Hệ thống Camera lùi và cảm biến trước và cảm biến sau.

Đối với bất kì một chiếc xe hơi nào không phải chỉ riêng xe Ford Ranger WildTrak. Trang bị này vô cùng hữu hiệu. Giúp người lái xe quan sát tốt hơn khi lùi xe hoặc tiến xe về phía trước.

Camera lùi giúp người lái quan sát rõ ràng hơn phía sau xe hoặc phía trước xe có chướng ngại vật hay không.

Đối với cảm biến trước và sau hiện tại chủ yếu được áp dụng công nghệ cảm biến điện từ. Cảm biến lùi xe ô tô được gắn phía sau đuôi xe. Khi bạn sang số lùi, cảm biến sẽ tự động bật. Nếu phát hiện thấy vật cản trong phạm vi cài đặt thì sẽ cảnh báo chi tiết bằng âm thanh. Càng gần vật cản thì cảnh báo càng nhanh hơn. Thiết bị sẽ hiển thị vạch màu đo khoảng cách va chạm trên bộ đèn tín hiệu được lắp phía trước tay lái. Phân biệt 2 bên trái phải khi va chạm bằng vạch màu. Lái xe có thể căn cứ vào âm thanh và vạch màu cảnh báo để xác định được khoảng cách lùi xe an toàn.

Hệ thống cảnh báo lệch làn và hỗ trợ duy trì làn đường

Cảnh báo chệch làn đường LDWS (Lane Departure Warning System) là một công nghệ an toàn trên xe ô tô giúp cảnh báo cho người lái khi xe bắt đầu di chuyển ra khỏi làn đường đang đi. Hệ thống sẽ cảnh báo bằng cách hiển thị hình ảnh trên bảng đồng hồ, phát tín hiệu âm thanh và rung vô lăng.

Camera sẽ giám sát vạch phân cách làn đường bên trái và bên phải (cả màu trắng và màu vàng). Hệ thống LDWS sử dụng nguyên tắc biến đổi Hough và phát hiện cạnh Canny để nhận diện các vạch kẻ đường từ hình ảnh thực cung cấp bởi camera. Nếu phát hiện xe chạy quá gần với mép vạch kẻ đường, hệ thống LDWS sẽ kích hoạt cảnh báo cho người lái thông qua hình ảnh trên màn hình bảng đồng hồ, rung vô lăng và phát tín hiệu âm thanh. Một số xe còn thêm cả rung ghế lái

Hỗ trợ duy trì làn đường LKA (Lane Keeping Assist) hay LKS (Lane Keeping System) là một công nghệ nâng cao của hệ thống cảnh báo lệch làn đường. Khi phát hiện xe có dấu hiệu lệch làn, hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường LKA sẽ phát tín hiệu cảnh báo cho người lái (tương tự như LDWS), nếu người lái không có phản hồi thì hệ thống sẽ tự động thực hiện các bước để đảm bảo xe chạy đúng làn đường đang đi.

Hệ thống cảnh báo và chạm và hỗ trợ phanh khẩn cấp

Hệ thống cảnh báo va chạm đặt những cảm biến radar ở phía trước của xe, thường được giấu bên trong lưới tản nhiệt. Từ đây, chúng sẽ liên tục phát đi những đợt sóng radar ở tần số cao. Khi gặp chướng ngại vật, chúng sẽ dội ngược lại cảm biến. Nhờ đó, bộ xử lý trung tâm ECU của xe sẽ tính toán được khoảng cách và thời gian từ xe đến vật thể dựa trên tốc độ hiện tại của xe và quá trình điều khiển của người lái.

Nói một cách đơn giản, nhờ những thông tin mà bộ cảm biến radar gửi về, hệ thống có thể nhận biết được vị trí của xe gần mình, khoảng cách và vận tốc tương đối giữa hai xe một cách liên tục. Và nếu có bất kỳ thay đổi nào trong những yếu tố trên có thể dẫn đến nguy cơ tai nạn, hệ thống sẽ phát cảnh báo hoặc hỗ trợ người lái tránh được va chạm.

Hệ thống cảnh báo chống trộm

Hệ thống cảnh báo chống trộm ô tô là một loại thiết bị an ninh giúp thực hiện các biện pháp bảo vệ ô tô khi phát hiện xe có dấu hiệu bị kẻ trộm đột nhập. Hệ thống chống trộm ô tô thường bảo vệ xe bằng cách phát tín hiệu báo động bằng còi và đèn, ngăn cản xe khởi động, gửi thông báo đến chủ xe… Tuỳ vào cấu tạo và cài đặt mà mỗi hệ thống chống trộm sẽ có những chức năng chống trộm khác nhau.

Ngoài ra thì Ford Ranger WildTrak cũng được trang bị những tính năng an toàn cơ bản khác như:

Hệ thống chống bó cứng phanh và phân phối lực phanh điện tử

Hệ thống cân bằng điện tử

Hệ thống kiểm soát chống lật xe

Hệ thống khởi hành ngang dốc

Hệ thống kiểm soát hành trình

Hệ thống hỗ trợ đổ đèo

Tham khảo thêm:

Đánh giá xe Ford Ranger WildTrak

Tìm hiểu công nghệ Eyesight Subaru Forester

Ý nghĩa báo lỗi đèn Taplo ô tô và cách xử lý

Tin Tức

Nguyễn Lý Hoạt Động Hệ Thống EBD

Ta biết rằng lực phanh lý tưởng được phân phối ở các bánh xe tỉ lệ với sự phân bố tải trọng tác dụng lên chúng. Phần lớn các xe có động cơ đặt ở phía trước, tải trọng tác dụng lên các bánh xe trước là lớn hơn. Đồng thời khi phanh,do lực quán tính nên tải trọng cũng được phân bố lại, càng tăng ở các bánh xe trước và giảm đi ở các bánh xe sau. Việc phân phối lực phanh này trước đây được thực hiện hoàn toàn bởi các van cơ khí như van điều hoà lực phanh, van bù tải, van giảm tốc… Một trường hợp nữa là khi xe quay vòng,tải trọng cũng tăng lên ở các bánh xe phía ngoài, còn phía trong giảm đi,nên lực phanh cũng cần phải phân phối lại, nhưng các van điều hòa lực phanh cơ khí không giải quyết được vấn đề này.

Chính vì hạn chế đó nên các van điều hòa lực phanh bằng cơ khí đã được thay thế bởi hệ thống phân phối lực phanh bằng điện tử (EBD). Việc phân phối lực phanh bằng điện tử này cho độ chính xác và hiệu quả cao hơn. Bằng cách tính toán tốc độ khác nhau giữa bánh trước và bánh sau. Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD sẽ điều chỉnh và cân bằng lực phanh giữa bánh trước và bánh sau để mang lại hiệu quả phanh tốt nhất.

Nguyên lý hoạt động phanh điện tử EBD

Hệ thống phanh điện tử EBD làm việc cũng dựa trên các tín hiệu vào của ABS như cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến giảm tốc,cảm biến gia tốc ngang,…và chức năng xử lý của ECU.Để nhận biết trường hợp phanh khẩn cấp, một cảm biến áp suất dầu xy lanh phanh chính được lắp thêm trong bộ chấp hành thủy lực. Cảm biến này nhận biết được trường hợp phanh gấp thông qua sự gia tăng áp suất dầu. Trên một vài kiểu xe của châu Âu, một cảm biến gia tốc được gắn trong bầu trợ lực chân không, đo gia tốc của cần đẩy xy lanh phanh chính để nhận biết trường hợp phanh gấp thay cho cảm biến áp suất dầu

EBD có vai trò không kém ABS trong việc trợ giúp quá trình phanh.Nó hoạt động hoàn toàn tự động và không cần tài xế kích hoạt. Giống như tên gọi, EBD phân bổ lực phanh tới các bánh để đảm bảo xe dừng một cách cân bằng nhất. Sự kết hợp giữa hai công nghệ ABS và EBD sẽ giúp quá trình phanh trở nên tối ưu hơn.

Với những xe không trang bị EBD, có những tình huống mà lực phanh lệch hẳn về một bên khiến xe bị lệch, thậm chí có thể gây trượt bánh. Nếu có EBD, máy tính trung tâm sẽ tự động tính toán và phân bổ lực phanh dựa theo thông số về tốc độ, tải trọng xe, độ bám đường.

Ngày nay, phanh điện tử EBD đã trở thành 1 công nghệ phổ biến trên xe hơi. Tuy nhiên,dòng thể thao đa dụng SUV mới là loại được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ này. Nguyên nhân là do SUV thường có gầm cao,trọng tải lớn nên rất dễ bị trượt bánh khi không có EBD. EBD chỉ có hai chế độ là Hold Mode và Dump Mode dành cho người sử dụng

 

Đọc tiếp

Tin Tức

Nguyên Lý Hoạt Động Hệ Thống Phanh ABS

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS – Anti-Lock Brake System là hệ thống an toàn trên xe ô tô được phát triển ban đầu từ những năm 1929. Ban đầu, hệ thống phanh ABS được trang bị trên máy bay. Sau đó, nhận thấy sự ứng dụng an toàn và quan trọng của ABS nên vào năm 1958, ABS bắt đầu được ứng dụng trên ôtô.

Hệ thống phanh ABS ngay lập tức đã phát huy tác dụng giảm thiểu đáng kể số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng của những vụ tai nạn này.Sau nhiều thử nghiệm khắc nghiệt thì cho đến nay, hệ thống phanh chống bó cứng đã trở nên hoàn thiện hơn và là một hệ thống an toàn không thể thiếu trên ô tô đời mới.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS

ABS hoạt động trên nền tảng nguyên lý khá cơ bản. Nguyên lý hoạt động của ABS là nhờ vào các cảm biến tốc độ trên từng bánh xe, gửi thông tin về cho ECU ABS và từ đó ECU ABS sẽ nắm bắt được vận tốc quay trên từng bánh xe và phát hiện ngay tức khắc khi bánh xe nào có hiện tượng bị “bó cứng” khi người lái đạp phanh đột ngột, dẫn tới hiện tượng bị trượt khỏi mặt đường.

Nếu xe không được trang bị ABS thì khi bánh xe rơi vào tình trạng bị trượt, tức độ bám đường giảm xuống thấp hơn mức cho phép của bánh xe, sẽ dẫn tới lực truyền cho bánh xe từ động cơ không giúp cho xe tiến lên mà ngược lại gây ra sự mất kiểm soát.

Khi xảy ra việc phanh đột ngột của tài xe, lúc này hệ thống phanh ABS – Anti-Lock Brake System sẽ thực hiện động tác ấn – nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 lần mỗi giây, thay vì tác động một lực cực mạnh trong 1 khoảng thời gian khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS.

Khi xe có ABS, máy tính của hệ thống sẽ dựa vào các thông số mà các cảm biến vận tốc và cả thao tác của người lái để đưa ra những áp lực phanh tối ưu nhất cho từng bánh, qua đó đảm bảo tính ổn định của xe và vẫn cho phép người lái kiểm soát được quỹ đạo của xe.

Cụ thể như sau: Nếu ECU nhận thấy có một hay nhiều bánh có tốc độ chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại. Lúc này, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (đây là quá trình nhả), giúp bánh xe không bị bó cứng. Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm.

Cấu tạo của hệ thống ABS – Anti-Lock Brake System

Hệ thống phanh ABS được cấu tạo bởi các bộ phận như: Cảm biến tốc độ, hệ thống thủy lực và van thủy lực, bơm thủy lực và hệ thống điều khiển.

Cảm biến tốc độ ABS: Giúp hệ thống ABS nhận biết được các bánh xe có bị rơi vào tình trạng “bó cứng” hay không. Cảm biến ABS này thường được đặt ở trên mỗi bánh xe hoặc ở bộ vi sai tùy theo trường hợp.

Van thủy lực của hệ thống ABS: Đây là van kiểm soát các má phanh ở mỗi bánh.

Có 3 vị trí của van thủy lực ABS cơ bản:

  • Vị trí 1 – Van mở: Áp lực phanh tương đương áp lực của người lái lên bàn đạp phanh được truyền trực tiếp đến bánh xe.
  • Vị trí 2 – Van khoá: Tăng áp lực phanh mà người lái đặt lên bàn đạp phanh lên bánh xe.
  • Vị trí 3 – Van nhả: Làm giảm áp lực phanh mà người lái đặt lên bàn đạp phanh lên bánh xe.

Bơm thuỷ lực của hệ thống phanh ABS: Có nhiệm vụ bơm và xả để thay đổi áp lực lên các bánh xe thông qua hệ thống van thuỷ lực.

Máy tính – hệ thống điều khiển phanh ABS: Có nhiệm vụ nhận dữ liệu và thông số từ các cảm biến tốc độ để tính toán và đưa ra các hiệu chỉnh về áp lực phanh tối ưu cho mỗi bánh.

Phân loại một số hệ thống phanh ABS

Phụ thuộc vào loại hệ thống phanh ma từng xe sử dụng và hệ thống ABS cũng có nhiều thiết kế khác nhau như vậy. Chúng ta có thể phân loại ABS ra dựa theo số lượng kênh, tương đương với số lượng van thuỷ lực được điều khiển độc lập và dựa theo số lượng cảm biến vận tốc :

Hệ thống phanh ABS loại 1: Bao gồm 4 kênh và 4 cảm biến vận tốc (Thông dụng hiện nay).

Đây là một thiết kế tối ưu nhất trên hệ thống phanh chống bó cứng ABS. Mỗi bánh đều được kiểm soát bởi 1 cảm biến tốc độ và áp lực của má phanh lên từng bánh cũng có thể được điều chỉnh độc lập qua từng van ở mỗi bánh.

Hệ thống phanh ABS loại 2: Bao gồm 3 kênh và 3 cảm biến vận tốc (Ít sử dụng).

Loại này thường được áp dụng trên các dòng xe dạng bán tải. Với kiểu bố trí này, 2 kênh và 2 cảm biến được phân bố đều ở cầu trước trên mỗi bánh, 2 bánh thuộc cầu sau có chung kênh và cảm biến vận tốc.

Hệ thống này cho phép tối ưu hóa kiểm soát và áp lực phanh trên 2 bánh trước. Ngược lại, sẽ có khả năng 1 trong 2 bánh sau bị bó cứng trong quá trình phanh, giảm thiểu quả của hệ thống ABS.

Nguồn tham khảo: oto.edu.vn

Đọc tiếp

Tin Tức

Nguyên Lý Hoạt Động Túi Khí Ô Tô

Để đảm báo tính an toàn cho người ngồi trên xe. Hệ thống túi khí đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của bất cứ chiếc ô tô nào. Chiếc túi khí chính là cứu tinh của tài xế khi không may tai nạn giao thông xảy ra.

Túi khí được sinh ra để giảm thiểu những chấn thương nghiêm trọng khi tai nạn xảy ra. Khi xảy ra va chạm, hệ thống này sẽ được kích hoạt, tấm đệm khí bung ra và bảo vệ tài xế khỏi những chấn thương do va đập vào xe ô tô. Tuy có nhiều người hoài nghi về độ an toàn của thiết bị này sau sự cố túi khí Takata nhưng đây vẫn là thiết bị quan trọng, cơ bản và cần được trang bị cho bất kì xe hơi nào trên thế giới.

Cấu tạo của túi khí ô tô

Cấu tạo túi khí ô tô gồm 3 bộ phận chính đó là: bộ cảm biến va đập, hệ thống bơm khí và túi khí.

Các dòng xe được trang bị các thiết bị cảm biến như: cảm biến gia tốc, cảm biến va chạm, cảm biến áp suất sườn, cảm biến áp suất phanh, con quay hồi chuyển và cảm biến áp suất trên ghế. Tất cả những cảm biến này được kết nối với bộ điều khiển của túi khí gọi là ACU. Bộ phận này đảm nhiệm nhiệm vụ ra lệnh cho túi khí bật ra khi cần thiết. Khi nhận được tín hiệu, ACU bắt đầu bơm đầy khí vào trong túi, khiến nó phồng lên.

Trước đây, người ta sử dụng hệ thống khí nén để bơm phồng túi khí nhưng nó đã không chứng minh được độ hiệu quả. Ngày nay, các kỹ sư đã thay thế nó bằng một “thiết bị phóng” hoạt động theo cơ chế làm việc của tên lửa đẩy.

Vật liệu được sử dụng để làm túi khí là một loại vải có độ co giãn cao, có thể xếp gọn và trang bị ở bất kì vị trí nào trong xe. Khi cần thiết, nó có thể bung ra, bảo vệ những vị trí quan trọng trên cơ thể tài xế và hành khách.

Nguyên lý hoạt động của túi khí ô tô

Túi khí hoạt động theo cách tên lửa đẩy hoạt động. Khi xảy ra va chạm, những tín hiệu từ hệ thống cảm biến được truyền đến bộ điều khiển túi khí chỉ huy bơm áp lực cao bơm đầy khí vào trong túi khí. Hệ hống trải qua 3 giai đoạn kể từ khi xảy ra va chạm đến lúc túi khí bung ra, toàn bộ diễn ra trong vòng vỏn vẹn 0,04 giây, nhanh hơn 5 lần tốc độ chớp mắt của con người.

Đầu tiên, những cảm biến trên xe sẽ đo lường những thông số như tốc độ và áp lực phanh, gia tốc… Nếu những chỉ số này vượt quá mức cho phép thì bộ điều khiển sẽ kích hoạt ngòi nổ đánh lửa trong bộ thổi.

Tiếp đến, ngòi nổ này sinh ra dòng điện cường độ từ 1A đến 3A, đốt cháy hỗn hợp bao gồm Natri và Kali Nitrat. Những chất này được đốt cháy tạo nên hàng loạt phản ứng hóa học, sinh ra khí Nito, Hidro và Oxy lấp đầy túi khí.

Cuối cùng, túi khí được bơm căng lên, trở thành một tấm đệm để bảo vệ cho người ngồi trên xe. Sau đó, khí ga trong túi thoát ra ngoài qua các lỗ nhỏ, khiến cho túi khí xẹp đi.

Được phát minh bởi Walter Linderer, được đưa vào ứng dụng lần đầu tiên vào năm 1941, được hoàn thiện bởi John W. Hetrick, túi khí đã trở thành một phát minh vĩ đại đối với nền công nghiệp oto, mang đến sự an toàn cho những người ngồi trên xe hơi.

Đọc tiếp
Được tài trợ

ĐÁNH GIÁ XE

Được tài trợ

BẢNG GIÁ XE

Bảng Giá Xe Ô Tô1 năm trước

Ford Everest WildTrak Sự Kết Hợp Liệu Có Hoàn Hảo

Ford Everest và WildTrak thế hệ mới vừa ra mắt thị trường Việt Nam giai đoạn cuối năm 2022. Đến...

Bảng Giá Xe Ô Tô1 năm trước

Soi Chi Tiết Ford Everest Sport AT 4×2 2023 – Phiên Bản Thể Thao

Trong bài viết này, Kênh Xe Việt xin gửi đến Quý khách hàng thông tin về phiên bản Ford Everest...

Bảng Giá Xe Ô Tô1 năm trước

Soi Chi Tiết Ford Everest Ambiente AT 4×2 – 7 Chỗ Giá Rẻ

Trong bài viết này, Kênh Xe Việt xin gửi đến Quý khách hàng thông tin phiên bản xe Ford Everest...

Bảng Giá Xe Ô Tô2 năm trước

5 Trang Bị Nổi Bật Ford Teritory 2022 Cạnh Tranh Tucson 2022, Toyota Cross 2022

Ford Territory 2022 được ra mắt thị trường Thái Lan tháng 08/2022. Mẫu xe mang đến một làn gió mới...

Bảng Giá Xe Ô Tô3 năm trước

[Bảng Giá Lăn Bánh] Ford Ranger XL 2021 Bán Tải Giá Rẻ

Giới thiệu về mẫu xe Ford Ranger XL 2021 Ford Ranger XL 4×4 2021 có duy nhất 1 phiên bản...

Bảng Giá Xe Ô Tô3 năm trước

[Đánh Giá Xe] Ford Ranger XLS AT Phiên Bản Lắp Ráp

Giới thiệu mẫu xe Ford Ranger XLS AT Ford Ranger được xem là một trong những thương hiệu xe bán...

Bảng Giá Xe Ô Tô3 năm trước

[Bảng Giá Lăn Bánh] Ford Ranger XLS AT – Quy Trình Mua Xe Trả Góp

Giới thiệu mẫu xe Ford Ranger XLS AT Xe sử dụng động cơ  Diesel 2.2L Turbo TDCi, trục cam kép,...

Bảng Giá Xe Ô Tô3 năm trước

[Bảng Giá Lăn Bánh] Ford Ranger XLS MT – Quy Trình Mua Xe Trả Góp

Giới thiệu mẫu xe Ford Ranger XLS MT Xe sử dụng động cơ  Diesel 2.2L Turbo TDCi, trục cam kép,...

Bảng Giá Xe Ô Tô3 năm trước

Ford Everest 2022 Bất Ngờ Lộ Nội Thất Ngang Xe Sang

Có vẻ Ford Everest thế hệ mới sẽ được trang bị 2 màn hình cỡ lớn nối liền ở khoang...

Bảng Giá Xe Ô Tô3 năm trước

[Bảng Giá Lăn Bánh] Ford Ranger Các Phiên Bản 2021

Giới thiệu về các mẫu bán tải Ford Ranger Ford Ranger là mẫu xe nằm trong phân khúc xe bán...

LUẬT GIAO THÔNG

Luật Giao Thông3 năm trước

Quyền lợi của chủ xe khi mua Bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô/xe máy?

Với nhiều người, việc mua bảo hiểm ô tô/xe máy bắt buộc chỉ đơn giản là để đối phó với...

Luật Giao Thông7 năm trước

Ô tô kinh doanh không đổi biển số vàng sẽ bị phạt tới 8 triệu VNĐ

Xe ô tô sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải nếu không đổi biển số nền vàng trước...

Luật Giao Thông7 năm trước

Từ 1/1/2022: Cá nhân vi phạm giao thông bị phạt đến 75 triệu đồng

Ngày 13/11/2020, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV chính thức thông qua Luật Xử lý vi phạm...

Luật Giao Thông7 năm trước

Lỗi vượt phải và những điều không phải ai cũng biết

Từ ngày 1/7/2020 vừa qua, Quy chuẩn 41/2019/BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của biển báo hiệu đường...

Luật Giao Thông7 năm trước

Từ 1/3: Áp dụng hàng loạt quy định mới về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tăng phí, không bồi thường với 8 trường hợp, bảo hiểm xe máy bắt...

Luật Giao Thông7 năm trước

Khách ngồi trên xe không thắt dây an toàn, lái xe có thể bị phạt đến 1 triệu đồng

Giống như việc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe hai bánh, người điều khiển...

Luật Giao Thông7 năm trước

Loại xe nào sắp được miễn kiểm tra khí thải?

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam từ ngày 15.2.2021, một số trường hợp xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong...

Luật Giao Thông7 năm trước

Phát hiện 5.877 lái xe vi phạm nồng độ cồn sau 10 ngày thực hiện cao điểm

Tại Hội nghị thông tin công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2020, diễn ra chiều...

Luật Giao Thông7 năm trước

Hàng nghìn ô tô “đời” 1999-2008 phải chịu mức kiểm soát khí thải mới từ 1/1/2021

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên...

NỔI BẬT